Cùng bé học cách ngủ ngoan cả ngày lẫn đêm

Ngày 26/03/2015 10:00 AM (GMT+7)

Ai đã làm mẹ thì hẳn thấu hiểu việc trẻ “ngủ ngày cày đêm”, và có thể nói đó là nỗi ám ảnh đáng sợ cho những bà mẹ lần đầu nuôi con. Nếu bạn là một trong số những bà mẹ ấy thì bạn phải đọc bài viết này!

Giấc ngủ vô cùng quan trọng

Khi ngủ bộ não của con người vẫn hoạt động. Các nhà khoa học đã có những nghiên cứu về việc những bé hay thức giấc vào ban đêm có nguy cơ bị trầm cảm hoặc có những vấn đề trong quá trình phát triển sau này. Những bé này sẽ sản xuất nhiều hơn hooc môn Cortisol, hay còn gọi là “hooc môn stress”, làm tăng huyết áp, tăng mức đường huyết và có tác động kháng miễn dịch.

Cùng bé học cách ngủ ngoan cả ngày lẫn đêm - 1

Với trẻ sơ sinh - Giấc ngủ quý như vàng

Hiểu thói quen ngủ của trẻ

Trẻ sơ sinh dưới 2.5 tháng tuổi không thể phân biệt giữa ngày và đêm, hơn nữa do nhu cầu ăn thường xuyên nên việc ngủ giấc dài cũng là điều rất khó đòi hỏi ở các bé.

Trẻ 3-4 tháng tuổi bắt đầu phát triển giấc ngủ dài vào ban đêm, bé ít tỏ ra lo lắng với mọi việc xung quanh hơn và có thể ngủ một cách an tâm hơn.

Trẻ 4.5-5.5 tháng đã sẵn sàng để bắt đầu tập thói quen ngủ đúng giờ. Bạn có thể áp dụng cách dưới đây để giúp bé ngủ ngoan hơn.

Trẻ 6-8 tháng tuổi đã “biết” hơn rất nhiều, thích chơi nhiều hơn, và tò mò mọi vật nhiều hơn, vì vậy khi cho bé ngủ bạn nên tách bé và những món đồ chơi thật xa để bé có thể tập trung ngủ.

Trẻ 9-11 tháng tuổi có thể nhận biết và hiểu khi nào bạn lại gần và khi nào bạn sắp để bé lại một mình. Bé sẽ khóc để phản đối, vì thế hãy quan sát hành động của con để có thể giúp bé vào bài tập ngủ một cách tốt nhất.

Trẻ 12-16 tháng tuổi nếu được luyện tập ngủ tốt thì đã có những giấc ngủ trọn vẹn vào buổi đêm và một giấc nghỉ ngơi vào buổi trưa đầy đủ.

Trẻ 17-21 tháng tuổi đã là một con người khá độc lập, vì vậy nếu đến thời điểm này bạn mới bắt đầu cho bé ngủ theo giấc thì quả là một bài toán khó.

Theo dõi lịch ngủ của bé và chọn ngày bắt đầu “đào tạo”

Hãy dành một tuần để ghi lại giờ ngủ của bé cả ngày và đêm, trước khi lên kế hoạch “đào tạo” bé ngủ ngoan. Với lịch này bạn sẽ biết rõ khi nào bé sắp buồn ngủ để có chiến thuật hợp lý.

Tốt nhất bạn nên kiểm tra lịch này trong 1 tuần để chắc chắn rằng lịch ngủ của bé đã chính xác. Ngày bắt đầu luyện tập nên là ngày cuối tuần để bản thân bạn thoải mái “thức” để hành động mà không lo ngày mai phải đi làm.

Cùng bé học cách ngủ ngoan cả ngày lẫn đêm - 2

Hãy lựa chọn chiếc gối thoáng mát, thông hơi giúp bé có giấc ngủ ngon.

Tạo một thói quen ngủ

Khi bạn đã có trong tay lịch ngủ của bé, bạn có thể giúp bé có những thói quen trước khi đi ngủ. Mười lăm phút trước giờ ngủ bạn có thể cho bé một không gian thật yên tĩnh, bạn có thể để cạnh bé một chú gấu bông nhỏ để bé làm quen, cũng có thể tặng một chút nhạc nhẹ và thật nhỏ.

Cùng bé học cách ngủ ngoan cả ngày lẫn đêm - 3

Bé Julia K's Kids sẽ giúp bé ngủ ngon giấc hơn

Cùng bé học cách ngủ ngoan cả ngày lẫn đêm - 4

Bé Wayne K's Kids giúp bé an tâm khi có “bạn” ngủ

Không gian ngủ rất quan trọng

Để bé có giấc ngủ ngon, không gian phòng ngủ phải thật thoáng mát và thoải mái. Nhiệt độ tốt nhất trong phòng nên là khoảng 27 độ. Ánh sáng trong phòng phải giảm tối đa, càng tối càng dễ ngủ, nhất là buổi trưa trời còn sáng.

Cùng bé học cách ngủ ngoan cả ngày lẫn đêm - 5

Bạn hãy chắc chắn rằng bé không bị lạnh khi ngủ nhé.

Cùng bé học cách ngủ ngoan cả ngày lẫn đêm - 6

Những sản phẩm đêm êm, chăn thoáng sẽ giúp ích cho bé khi ngủ.

Tập cho bé ngủ mà không cần bế

Khi bé đã ngủ say, bạn hãy đặt bé nhẹ nhàng xuống giường hoặc nôi. Có thể bé sẽ khóc vì còn mong muốn được ngủ trên tay mẹ nhưng hãy kiên quyết. Bạn hãy kiên nhẫn ngồi cạnh để canh giấc ngủ của con, mỗi khi bé khóc hay ngay lập tức nhẹ nhàng vỗ về để bé có cảm giác yên tâm. Nếu bé khóc lớn hoặc phản ứng quá mạnh thì bạn thực sự phải bế bé lên một lần nữa cho đến khi bé bình tĩnh lại và làm lại từ đầu… Bạn và cả bé đều phải tập ngủ như thế này một cách nghiêm túc.

Cùng bé học cách ngủ ngoan cả ngày lẫn đêm - 7

Bạn có thể sử dụng sản phẩm Nôi ngủ chung giường bố mẹ để giúp bé vừa tự lập ngủ lại vừa tiện quan sát con.

Cho đến khi bé đã quen, thì bạn không cần phải “trực” như vậy nữa. Hãy nhớ rằng, việc ngồi cạnh bé thường xuyên cũng không phải là một điều tốt vì có thể bạn lại dạy hư bé bằng việc cho bé thói quen ngủ phải có mẹ ở bên cạnh.

Khi bé đã ngoan, bạn cũng nên tranh thủ cho mình một giấc ngủ để đủ sức đi hết bài huấn luyện.

Không quên quan sát khi con ngủ

Trẻ nhỏ có những hành động rất thất thường, và bạn không thể biết trước bé sẽ làm gì nguy hại cho chính bản thân mình. Chỉ một việc lật người mà không thể ngẩng đầu lại có thể dẫn đến tình trạng ngạt thở vô cùng nguy hiểm. Vì thế, hãy luôn để mắt đến con.

Nguồn: [Tên nguồn].

Tin bài cùng chủ đề Mua gì, ở đâu